Cây mai vàng là loại cây dễ trồng và chăm sóc, ưa ẩm và ánh sáng nhưng không chịu được úng. Nếu muốn cây ra hoa đúng dịp tết và có vườn mai đẹp, bạn có thể lựa chọn ghép mắt cây mai vàng để đạt được hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là kỹ thuật ghép mắt cây mai vàng đúng cách:
Xác định thời gian ghép cây mai vàng
Thời điểm thích hợp để ghép cây mai vàng là từ tháng 10 đến tháng 4 âm lịch. Phương pháp ghép mắt ngủ được áp dụng phổ biến trong mùa ghép mai. Đây là phương pháp đơn giản và tiện lợi, khi lấy mắt lá chưa lên mầm để ghép.
Có thể ghép phôi mai vàng bến tre vào tháng 2 âm lịch, khi cây đã phục hồi trở lại, bắt đầu đâm chồi mới và phát triển nhanh, nhưng kết quả sẽ không cao bằng thời điểm cuối tháng 3 trở đi. Lúc này, cây mai đã hoàn toàn bình phục, bắt đầu tích trữ nhựa trong thân, lá, cành.
Trong mùa mưa, nếu muốn ghép bổ sung hoặc ghép mới một cây mai, có thể áp dụng hai phương pháp chính là ghép cắm đọt hoặc ghép mắt kim.
Chọn gốc mai vàng
Để ghép cây mai vàng thành công, bạn cần chọn gốc mai vàng sinh trưởng khỏe, dễ ghép, dễ thành công, đủ sức mang trên mình nhiều giống mai khác. Có thể dùng gốc mai vàng (loại mai đang được trồng phổ biến ở Nam bộ) hoặc tốt nhất là gốc mai tứ quí.
Những gốc cây này càng lớn càng tốt, dùng cưa cắt ngang thân cây cách mặt đất khoảng vài tấc đến một mét (tùy theo thế của cây sau này định tạo là cao hay thấp) sau khi cưa chăm sóc (bón bổ sung thêm phân, tưới đủ nước) chu đáo để cây nẩy tược. Chờ cho tược lớn cỡ điếu thuốc lá là có thể ghép được (để cho dễ phân biệt tạm gọi mỗi tược mới ra sau này là một gốc ghép, còn gốc cây mẹ vừa được cưa bỏ phần ngọn là thân chính).
Công tác chuẩn bị
Khi thực hiện ghép mai vàng, bạn chỉ cần chuẩn bị các dụng cụ như dao lam và băng keo non.
Kéo cắt cành bén để tránh sự dập nát cành, 1 lưỡi lam mới để chuốt nhánh ghép cho phẳng, dây nilon to bản, mỏng để quấn quanh chỗ ghép, dây cao su hoặc nilon để buộc chặt chỗ ghép, một lọ dung dịch kẽm, vật liệu trám nứt, vật liệu phủ kín. Các dụng cụ này cần phải được sát khuẩn trước khi sử dụng để tránh vi khuẩn làm hại cây.
Cách ghép mắt cây mai vàng
Bước 1: Chuẩn bị cành mai, lựa chọn nhánh trên cây mẹ có mắt lá đẹp, còn sống, không bị sâu bệnh, chắc chắn. Sử dụng dao lam để cắt cành mai tại vị trí sát khỏe nhất.
Bước 2: Tiếp tục cắt cành mai thành từng khúc nhỏ với chiều dài khoảng 10-12cm và bóc toàn bộ lá để chỉ còn lại mắt lá trên.
Bước 3: Lấy dao lam cắt tạo hình vát như một chiếc lá tại vị trí cách mép 2-3mm từ mắt lá, bóc toàn bộ vỏ cây ở phần đó để lộ mô xanh bên trong.
Bước 4: Cắt một khúc nhỏ từ cành mai cắt được ở bước 2, rút bỏ mắt lá để chỉ còn lại mắt ngủ.
Bước 5: Sử dụng dao lam để chuốt phẳng nhánh cây mai, cắt vào đó một đường rãnh vừa đủ cho mắt ngủ, chỗ này sẽ được đặt mắt ngủ của cây mai vàng vào.
Bước 6: Đặt mắt ngủ của cành mai vào đường rãnh vừa tạo ở bước 5, đảm bảo rằng mắt ngủ của cành mai sát vào mô xanh của nhánh mai vàng.
Bước 7: Sử dụng dây nilon để quấn quanh đầu ghép, đảm bảo mắt ngủ của cành mai và mô xanh của nhánh mai vàng bám chặt vào nhau.
Bước 8: Dùng dây cao su hoặc nilon quấn quanh cành chừng 3-5 vòng từ ngoài vào trong rồi buộc chặt. Bao nilon nhúng nước, nên nhớ để lại trong bao vài giọt nước, chừng 1cc, để nước trong bao sẽ làm cho cành lá bớt khô. Chụp bao nilon và dùng dây buộc chặt.
=>Xem thêm: Giới thiệu những địa chỉ bán mai vàng hoành 80cm uy tín nhất
Lấy giấy báo bao bên ngoài bao nilon, không che kín hoàn toàn, phải để cho ánh sáng lọt vào. Lần lượt ghép các nhánh còn lại cho đến hết. Mỗi cây chỉ nên ghép tối đa là 6 cành mới, những cành cũ cắt bỏ bớt, song nên để lại một vài cành cũ để cây thở.
Đặt chậu mai vào chỗ thoáng mát, có nắng gió, khoảng 4 giờ/ngày. Độ 3 ngày sau trong bao nilon xuất hiện những giọt li ti như sương mù, tiếp tục tưới cây như bình thường. Khoảng 15 ngày lá non đã lớn, tháo giấy báo, và 5-7 ngày sau tháo bao nilon. Sau đó dưỡng mai ghép cho đến khi lá lớn và chờ khi đâm chồi lần thứ hai, thứ ba mới tháo dây nilon quấn quanh chỗ ghép.